Việc nhầm lẫn giữa SSD và HDD cũng như hiệu năng và cách nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất chung của máy tính là rất phổ biến. Ổ đĩa SSD và HDD giống nhau về thông số kỹ thuật vật lý nhưng chúng khác nhau về công nghệ lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, bài viết dưới đây sẽ nêu rõ khái niệm và phân biệt, phân tích ưu nhược điểm của 2 loại ổ này để bạn đọc có lựa chọn phù hợp
Ổ cứng HDD là gì?
Ổ cứng HDD – Hard Disk Drive – tức ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ.là thiết bị dùng để lưu trữ mọi dữ liệu lên trên bề mặt các tấm đĩa tròn được phủ bằng những vật liệu từ tính.
Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), ví dụ trong ổ đó bạn có 1000 bài nhạc MP3, khi muốn mở một bài nhạc nào đó, đầu từ của ổ sẽ quét lên các phiến đĩa để tìm file MP3 đó, việc này mất một khoảng thời gian (gọi là seek time), tương tự như bạn tìm 1 cái áo trong tủ đồ của mình, nhưng vì seek time này vô cùng nhỏ, chỉ vài mili giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, vì cơ chế đó mà với HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian tìm 1 cuốn sách trong thư viện), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ.
Ổ cứng HDD là một phần rất quan trọng bên trong hệ thống máy tính bởi chúng chứa đựng dữ liệu sau một quá trình làm việc của người dùng. Tất cả mọi sự hỏng hóc của thiết bị khác trong máy tính đều có thể thay thể hoặc sửa chữa. Thế nhưng, ổ cứng mà bị hư hỏng, dù nặng hay nhẹ thì dữ liệu cũng sẽ bị mất mát mà rất khó có thể khôi phục lại được.
Ổ cứng SSD là gì?
Ổ cứng SSD – Solid-State Drive – là ổ đĩa có thể rắn. Có chức năng y hệt ổ cứng HDD nhưng thay vì được phủ lớp từ tính trên bề mặt đĩa cứng, mọi dữ liệu được lưu trữ trên các con chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và cũng giữ lại dữ liệu kể cả lúc ổ cững không được cung cấp nguồn điện.
Có 2 loại chip nhớ chuyên dùng trong việc chế tạo ổ SSD:
– Bộ nhớ NAND SLC (Single-Level Cell) – ô nhớ 1 cấp – được các nhà doanh nghiệp sử dụng nhiều bởi giá thành cao 3 USD/GB.
– Bộ nhớ NAND MLC (Multi-Level Cell) – ô nhớ đa cấp – thường được các cá nhân sử dụng bởi giá cả phải chăng 1 USD/GB.
Các chip MCL có thể lưu trữ 2bit/transistor (00,01,10,11) còn các chip SCL chỉ lưu trữ 1bit/transistor (0 hoặc 1). Bởi vậy, lượng dữ liệu lưu trữ của MCL nhiều gấp 2 lần so với SCL thế nhưng tốc độ ghi lại chậm hơn 3 lần và tốc độ đọc chậm hơn 2 lần trên một tế bào bộ nhớ NAND.
Ngoài khả năng truy xuất dữ liệu cao, các ổ cứng SSD còn rất bền. Hiện nay, mỗi chip MLC có thể ghi/xóa 10.000 lần, còn chip SLC có thể lên đến 100.000 lần. Với việc công nghệ đang ngày càng phát triển, các công ty phát triển phần cứng cũng đã chế tạo thành công loại chip NAND TLC (triple-level cell) nhưng loại này vẫn chưa phổ thông trên thị trường công nghệ.
Phân biệt ổ cứng HDD và SSD
Ổ đĩa trạng thái rắn ( SSD ) và ổ đĩa cứng ( HDD ) giống nhau về thông số kỹ thuật vật lý của chúng, nhưng chúng lưu trữ dữ liệu rất khác nhau. Sự khác biệt giữa ổ đĩa cứng và ổ đĩa trạng thái rắn là trong công nghệ được sử dụng để lưu trữ và truy xuất dữ liệu. HDD sử dụng đĩa từ làm bộ lưu trữ, trong khi SSD sử dụng bộ nhớ
Công dụng chính của cả hai loại ổ cứng này đều là lưu trữ dữ liệu trên máy tính, hệ điều hành, phần mềm. Mỗi loại ổ cứng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, có thể thông qua các yếu tố sau để so sánh SSD và HDD:
-
Giá: ổ cứng SSD đắt hơn nhiều so với HDD. Ví dụ đơn giản một ổ đĩa dung lượng 1 TB, bạn chỉ trả 2 triệu (VNĐ) cho ổ HDD 2.5 inches, nhưng với SSD sẽ là 11 triệu (VNĐ).
-
Hiệu suất và sự thông dụng: SSD sẽ cao và ổn định hơn HDD rất nhiều, đồng thời nó có khả năng chống sốc tốt (do các chip nhớ nằm cố định trên bo mạch chủ), ổ cứng HDD sẽ bị sốc và mất ổn định hơn. Tuy vậy, ổ HDD vẫn rất thông dụng hiện nay vì giá thành rẻ và dung lượng lưu trữ lớn.
-
Tốc độ: đây là ưu điểm tuyệt đối của SSD khi so sánh với HDD. Một máy tính sử dụng ổ SSD chỉ mất vài giây đến vài chục giây khởi động trong khi đó nếu sử dụng HDD sẽ mất thời gian tầm 1 phút hoặc lâu hơn, tốc độ này cũng đúng trong các tác vụ trên máy, sử dụng đồ họa hay chơi game.
Đối với ổ cứng HDD, bạn vẫn có thể chọn tốc độ cao hơn với loại HDD (7200 vòng/phút).
-
Sự phân mảnh dữ liệu: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn (ổ đĩa quay), điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.
-
Độ bền: SSD có độ bền sử dụng hơn hẳn HDD vì cấu tạo vật lý của nó là cố định, còn HDD sẽ phải hoạt động liên tục đĩa từ và trục xoay.
-
Tiếng ồn: ổ đĩa HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/truy cập dữ liệu, ổ HDD thế hệ mới sẽ giảm thiểu được điều này nhưng không hoàn toàn. Trong khi đó, SSD hoạt động cực kì mượt mà và êm ái.
-
Hình thức: SSD được đánh giá cao về hình thức cũng như sự linh hoạt trong thiết kế hơn nhiều so với HDD (bắt buộc là đĩa từ và phải có một trục xoay).
Từ so sánh giữa SSD và HDD, bạn có thể thấy có nhiều lợi thế của SSD. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về hiệu suất SSD với sự trợ giúp của phần mềm điểm chuẩn SSD . Tuy nhiên, đi cùng với chất lượng thì SSD có giá tương đối cao. Để làm cho máy tính của bạn có hiệu suất tốt, bạn có thể cài đặt HĐH trên ổ SSD và lưu trữ dữ liệu trên HDD để tối ưu mức chi phí đầu tư.
Trường hợp nào nên sử dụng ổ HDD hay SDD
Bạn nên sử dụng ổ HDD khi dung lượng lưu trữ lên đến 4TB (hiện tại ổ SSD đang ngày càng liên tục thu hẹp khoảng cách này) nhưng không muốn chi nhiều tiền, hay không quan tâm về tăng hiệu suất khởi động máy tính hay các chương trình
Ngược lại bạn nên lựa chọn ổ SDD khi bạn sẵn sàng trả nhiều tiền cho hiệu suất nhanh hơn, tính bảo mật, an toàn và tuổi thọ dữ liệu cao hơn cùng với khả năng không gây ồn, tản nhiệt tốt, tiết kiệm điện. Hoặc mục đích sử dụng cần tác vụ nặng như chơi game, thiết kế, lập trình...
Tóm lại, Ổ cứng HDD vẫn là sự lựa chọn phổ biến đối với đa số người tiêu dùng trung bình, để lưu trữ dữ liệu trong máy tính vì chỉ đơn giản là do chi phí thấp. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người mong muốn hiệu suất máy tính hàng đầu và đã chọn ổ SSD để sử dụng. Cộng với việc giá ổ SSD đang ngày càng giảm, dung lượng lưu trữ ngày càng tăng thì trong tương lai không xa ổ SSD sẽ dần thay thế ổ đĩa cứng truyền thống để phổ cập đến người dùng nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ ngay với #JYWSOFT để được nhận báo giá
và tư vấn về sản phẩm kỹ hơn:
Hotline : 0246 682 0511
Email : software@jywvina.com
Website : https://jywsoft.com/
Add : Tầng 4, Tòa nhà N01-T4, Khu Đoàn Ngoại Giao, P. XuânTảo, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội