Tìm hiểu về công cụ kiểm soát chất lượng (7QC Tools) và lợi ích của công cụ này

14/11/2023 1.169 lượt xem
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mỗi mô hình khác nhau đều có những vấn đề tồn tại làm giảm hiệu quả sản xuất. Để giúp những nhà quản lý có được một bộ công cụ thống kê quản lý chất lượng hiệu quả thì người Nhật đã sáng tạo ra 7 công cụ quản lý chất lượng (7 QC Tools). Cùng đọc bài viết này để tìm hiểu về 7 công cụ quản lý chất lượng nổi tiếng này nhé.
Using 7 QC Tools For Quality Improvement and Customer
Có thể khẳng định rằng, việc cải tiến chất lượng sẽ không có hiệu quả như mong muốn nếu không áp dụng các công cụ thống kê. Thế nhưng, công cụ thống kê có tới hàng trăm công cụ thì việc áp dụng công cụ nào là phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của chính doanh nghiệp.
Xem thêm đào tạo 7 công cụ QC ngay tại bài viết sau.

Các công cụ đó bao gồm:

Phiếu kiểm soát (Check sheets)
Biểu đồ (Charts.)
Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
Biểu đồ Pareto (Pareto chart)
Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)
Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)
 

PHIẾU KIỂM SOÁT (CHECK SHEETS)

Công cụ quản lý chất lượng đầu tiên là phiếu kiểm soát. Đây là phiếu nhầm mục đích lưu trữ thông tin dữ liệu có thể là hồ sơ của cấc hoạt động trong quá khứ và là phương tiện theo dõi cho phép bạn thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan.
7qc-tools-dao tao
Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:
-Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất
-Kiểm tra các dạng khuyết tật
-Kiểm tra vị trí các khuyết tật
-Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm
-Kiểm tra xác nhận công việc
Phiếu kiểm tra (check sheer) thường sẽ được sử dụng làm đầu vào của biểu đồ pareto và biểu đồ tập trung. Ví dụ như là các vấn đề cần theo dõi có thể là: số lần tràn đồ/ tháng, rác thải nguy hại thu được/ giờ làm việc vv

BIỂU ĐỒ (CHARTS)

Dạng công cụ quản lý chất lượng phổ biến nhất có thể kể đến là biểu đồ. Biểu đồ chính là một hình vẽ thể hiện mối tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng. Biểu đồ dùng để trực quan hóa dữ liệu nhằm nắm bắt được các vấn đề bằng mắt thường.
BIỂU ĐỒ (CHARTS)
Biểu đồ có khá nhiều dạng khác nhau để bạn có thể sử dụng: Biểu đồ hình tròn, biểu đồ dạng thanh, biểu đồ Gantt chart hay biểu đồ mạng nhện.

BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ ( CAUSE & EFFECT DIAGRAM)

Được xuất phát từ năm 1930. Biểu đồ này có cái tên khá hay là biểu đồ nhân quả (cause & Effect Diagram) hay biểu đồ xương cá hay biểu đồ ishikawa .Như tên gọi chúng là danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể dẫn đến kết quả. Hình dáng với nhiều kết nối đến một điểm cuối trông giống như hình xương cá.
Mục đích:
Biểu đồ nhân quản là một phương pháp hữu ích giúp tìm ra nguyên nhân của một vấn đề. Từ đó có thể thực hiện hành động để giúp khắc phục để đảm bảo chất lượng. Biểu đồ nhân quả này được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân khuyết tật trong quá trình sản xuất.
cong-cu-7-qc-tools-khoa-hoc-dao-tao-co-ban-4

BIỂU ĐỒ PARETO (PARETO ANALYSIS)

Dạng biểu đồ pareto này có cấu tạo hình cột được sử dụng để phân loại các nhân tố có ảnh hưởng đến sản phẩm. Hiện nay các nhà quản lý sử dụng biểu đồ pareto này để biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý.
Mục đích khi sử dụng biểu đồ pareto chính là giúp bóc tách ra những nguyên nhân quan trọng nhất của vấn đề đồng thời xác định ưu tiê. Cho các vấn đề nào là quan trọng nhất để xử lý. Bên cạnh đó biểu đồ pareto còn dùng để đánh giá và cải tiến hiệu quả của cải tiến.
dao-tao-7qc-tools
 
 
Áp dụng: Biểu đồ pareto được áp dụng để phân tích dữ liệu có liên quan đến vấn đề quyết định yếu tố nào là quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đó.
Việc phân tích pareto cũng rất quan trọng trong quá trình cải tiến. Chính vì thế việc thực hiện cải tiến cần được sử dụng với nhiêhf công cụ thống kê khác.
Xem thêm Khóa học 7 QC tools tại đây.

BIỂU ĐỒ MẬT ĐỘ PHÂN BỐ (HISTOGRAM)

Dạng biểu đồ được nhiều nhà quản lý sử dụng hiện nay là biểu đồ mật độ phân bố. Chúng được thể hiện các điểm dữ liệu để thể hiênh tần suất của sự việc.
bieu do phan tan
Mục đích của loại biểu đồ này để sử dụng theo dõi sự phân bố của các thông số như sản phẩm/quá trình. Từ đó có thể giúp đánh giá được năng lực của quá trình đó. Đây là dạng biểu đồ cột có thể hiện tần số xuất hiện của một vấn đề thu thập qua phiếu kiểm tra.
 

BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN (SCATTER DIAGRAM)

Một dạng biểu đồ được áp dụng khá nhiều hiện nay đó là biểu đồ phân tán. Đặc trưng bằng việc biểu diễn dữ liệu với đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối với nhau bằng đường nối. Thông thường biểu đồ phân tán chỉ mối quan hệ của 2 nhân tố
bieu do tuyen tinh
Mục đích của biểu đồ phân tán nhằm giải quyết các vấn đề cũng như xác định các điều kiện tối ưu bằng việc phân tích mối quan hêh nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này. Qua biểu đồ có thể thấy được mức độ phụ thuộc của nhân tố này và mức độ phụ thuộc vào nhân tố khác

BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT (CONTROL CHART)

Biểu đồ kiểm soát này với các đường giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm để theo dõi các thay đổi của quy trình kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu đi lên hay đi xuống của biểu đồ.
bieu do phan bo
Mục đích của biểu đồ kiểm soát nhằm phát hiện tình huống bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tư vấn về khóa học 7 QC tools liên hệ ngay với #JYWSOFT để được nhận báo giá và tư vấn về sản phẩm kỹ hơn:
Hotline : 0246 682 0511
Email : https://jywsoft.com/
Website : https://jywsoft.com/
Add : Tầng 4, Tòa nhà N01-T4, Khu Đoàn Ngoại Giao, P. XuânTảo, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội