Tính năng nổi bật của Autodesk Nastran In-CAD

12/02/2020 1.928 lượt xem

Hiện tại phần mềm Autodesk Nastran-In-CAD đã được tích hợp vào gói sản phẩm Autodesk Product Design & Manufacturing Collection (PDMC) với mục đích hỗ trợ người sử dụng có nhiều phương án tối ưu hóa & đánh giá độ bền thiết kế cơ khí từ cơ bản đến nâng cao. trong gói sản phẩm PDMC còn bao gồm các sản phẩm khác như: Inventor Professional, AutoCAD Mechanical, AutoCAD Electrical, AutoCAD, Fusion 360, Vault Basic, Inventor HSM, HSMWorks, Factory Design Ultilities…

Chúng ta đang sống trong xã hội hiện đại cùng với sự phát triển công nghệ cho các ngành khác nhau, và điều này đặc biệt rõ ràng trong ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo. Chi phí cho quá trình thiết kế, chế tạo thử nghiệm kèm theo các nguyên vật liệu như thép, thiếc, đồng …vv, điều đó gây tốn kém các chi phí và làm chậm trễ việc đưa một sản phẩm mới ra thị trường nhanh nhất cho một doanh nghiệp kinh doanh.

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác nhau như ngành công nghiệp vũ trụ, ngành công nghiệp ô tô – xe máy, ngành công nghiệp năng lượng, ngành công nghiệp chế tạo cơ khí, điện tử…vv. Với sự ra đời của các phần mềm mô phỏng đã giúp giảm thiểu được các rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình thiết kế và chế tạo. Cụ thể Công Ty Autodesk nổi tiếng trên thế giới đã phát triển phần mềm Autodes Nastran-In-CAD, Với các tính năng mô phỏng về cơ khí máy móc, các loại vật liệu khác nhau trong một điều kiện hoạt động thực tế. Autodesk Nastran-In-CAD được tích hợp trên phần mềm thiết kế Autodesk Inventor và Solidworks giúp người sử dụng tối ưu hóa thời gian thiết kế và mô phỏng trên một giao diện CAD.


Mô phỏng các mối ghép bu long trong điều kiện hoạt động thực tế

Việc mô phỏng các mối lắp ghép bulong trong một cụm chi tiết với điều kiện hoạt động thực tế, giúp người thiết kế xác định được các biến dạng của chi tiết dựa trên sự phân bố ứng suất, và đưa ra được các thông số chuẩn mực cho một chi tiết về điều kiện hoạt động thực tế.








Mô phỏng độ uốn, độ cong vênh hay sự mất ổn định của một chi tiết

Kết quả sự phân bố ứng suất trên một chi tiết hay cụm chi tiết cho thấy được độ cong vênh, độ chuyển vị hay độ mất ổn định của chi tiết đó trong điều kiện làm việc thực tế, giúp các kỹ sư tính toán nhanh chóng hơn.




Mô phỏng độ bền mỏi

Kết quả mô phỏng cho chúng ta thấy được với mức độ làm việc như vậy chi tiết sẽ như thế nào? Quả thực việc mô phỏng cho thấy rõ độ bền mỏi và chu kỳ hay đồ thị về thời gian làm việc (số lần hoạt động) là bao lâu, giúp các nhà chế tạo đưa ra một quy trình về sản phẩm hợp lý như chế độ bảo dưỡng, định kỳ kiểm tra thường xuyên …vv.





Mô phỏng phi tuyến

Mô phỏng phi tuyến giúp các ký sư xác định được một chi tiết chịu tác động theo các điểm khác nhau trên một bề mặt làm việc hay theo các hướng khác nhau, do vậy loại bỏ được các tính toán thiết kế làm mất nhiều thời gian hơn.
 


Mô phỏng các tổn thất khi trao đổi nhiệt

Việc tránh được các tổn thất cho một sản phẩm là rất quan trọng, đặc biệt về nhiệt, khi người kỹ sư xác định được các tổn thất đó họ cải thiện sản phầm tốt hơn và tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và đưa sản phẩm tốt nhất ra thị trường.