SAS được manh nha hình thành bởi Anthony J. Barr (sinh viên tốt nghiệp North Carolina State) từ năm 1966, đến năm 1968 thì có sự tham gia của James Goodnight. Đến năm 1971, phần mềm này đã phổ biến trong giới học thuật, và được sử dụng trong công nghiệp từ năm 1972. Đến năm 1976, J. Barr, J. Goodnight cùng với John Sall và Jane T. Helwig thành lập SAS Institute. Inc.
SAS được viết bằng C, chạy trên các hệ điều hành: Winhdows, IBM mainframe, Unix/Linux, OpenVMS Alpha.
SAS cho phép thực hiện:
- Nhập, truy cập, quản lý và khai thác dữ liệu
- Xuất báo cáo bằng văn bản và đồ họa
- Phân tích thống kê
- Lập kế hoạch kinh doanh, dự báo, và ra quyết định hỗ trợ
- Hoạt động nghiên cứu và quản lý dự án
- Cải tiến chất lượng
- Các ứng dụng phát triển
- Kho dữ liệu (trích xuất, chuyển đổi, tải)
- Nền tảng điện toán độc lập và từ xa
SAS là bộ chương trình mà nhiều người sử dụng có trình độ cao ưa thích bởi sức mạnh và khả năng lập trình của nó. Do SAS là một bộ chương trình mạnh như vậy nên khó học nhất. Để sử dụng SAS, ta phải viết chương trình để thao tác dữ liệu và thực hiện các phân tích dữ liệu của mình. Nếu chương trình mắc lỗi, cái khó là phải biết tìm lỗi ở đâu và cách sửa thế nào.
– SAS rất mạnh trong lĩnh vực quản lý dữ liệu, cho phép người sử dụng thao tác dữ liệu hầu như với mọi cách có thể
– SAS có thể làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc; điều này giảm đi tính phức tạp trong chuẩn bị dữ liệu đối với những nhiệm vụ phân tích đòi hỏi phải làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc.
– SAS có thể quản lý những file dữ liệu khổng lồ lên đến 32.768 biến và số lượng bản ghi là rất lớn chỉ phụ thuộc vào kích cỡ của đĩa cứng.
– Đối với phân tích thống kê, sức mạnh lớn nhất của SAS có thể tìm thấy trong phân tích ANOVA, phân tích mô hình hỗn hợp và phân tích nhiều chiều.
– SAS có các công cụ vẽ đồ thị mạnh nhất (SAS/Graph) so với hai bộ chương trình còn lại.